Nấu súp bằng nồi, nồi cơm điện và nồi áp suất có những ưu và nhược điểm gì?

Nấu súp bằng nồi, nồi cơm điện và nồi áp suất có những ưu và nhược điểm gì?

Nấu súp bằng nồi, nồi cơm điện và nồi áp suất có những ưu và nhược điểm gì?

Trong các bữa ăn Súp là một món ăn khai vị thơm ngon, được biến tấu rất đa dạng. Ngoài nồi và nồi cơm điện hay dùng để nấu thường ngày, bạn cũng có thể sử dụng nồi áp suất để nấu súp.  hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách Nấu súp bằng nồi, nồi cơm điện và nồi áp suất có những ưu và nhược điểm gì? qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nấu súp bằng nồi

Ưu điểm

  • Dễ nêm nếm: Khi nấu bằng nồi, bạn có thể nêm nếm gia vị trực tiếp trong lúc nấu mà không cần tắt bếp. Việc này giúp hạn chế rau củ quả bị ngả màu, đảm bảo hương vị thơm ngon cho món súp, đồng thời tiết kiệm thời gian.
  • Dễ chế biến: Bạn chỉ cần chuẩn bị nồi và đầy đủ nguyên liệu, nấu nước sôi, rồi cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào.
  • Có thể nấu lượng lớn nguyên liệu: Nồi có đa dạng kích thước. Do đó, với những nồi lớn, bạn có thể nấu được lượng lớn nguyên liệu, dễ dàng khuấy đều, rất phù hợp cho gia đình đông người.
  • Dễ thao tác: Nồi là một dụng cụ quen thuộc trong căn bếp gia đình. Thao tác nấu súp bằng nồi rất đơn giản, không cần điều chỉnh gì nhiều, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được.

Nấu súp bằng nồi

Nhược điểm

  • Thời gian chế biến lâu: Vì nồi không có chức năng hỗ trợ nấu nhanh như nồi áp suất, nồi cơm điện nên sẽ mất nhiều thời gian để nấu chín súp, khoảng 20 - 30 phút.
  • Một số nguyên liệu cần thời gian sơ chế lâu: Trước khi bắc nồi nấu, bạn cần sơ chế những nguyên liệu cần chế biến lâu như xương, thịt để ra nước ngọt.
  • Một số nguyên liệu cần thời gian để mềm: Một số nguyên liệu như xương, rau củ quả cứng chưa được cắt nhỏ hoặc cắt quá dày sẽ mất khá nhiều thời gian để mềm khi nấu bằng nồi nên tốn điện, ga.

Thành phẩm súp nấu bằng nồi

2. Nấu súp bằng nồi cơm điện

Ưu điểm

  • Dễ thao tác: Cũng giống như nấu cơm, bạn chỉ cần ấn nút gạt của nồi cơm điện xuống là có thể nấu súp một cách dễ dàng.
  • Dễ chế biến: Các bước nấu súp bằng nồi cơm điện khá đơn giản. Bạn chỉ cần sơ chế nguyên liệu, rồi cho vào nồi, cắm điện, nhấn nút gạt là nồi sẽ tự động nấu.
  • Dễ nêm nếm: Tương tự như nồi , khi nấu bằng nồi cơm điện bạn có thể nêm nếm gia vị trực tiếp trong lúc nấu mà không phải rút điện.
  • Dễ quan sát: Dù là thiết kế nồi dạng nắp rời hay nắp gài cũng đều dễ dàng mở nắp. Bạn có thể mở nắp để nêm gia vị hoặc quan sát tình trạng súp mà chế độ nấu của nồi cũng không bị ảnh hưởng.
  • Gia nhiệt nhanh: Nồi cơm điện có cấu tạo mâm nhiệt ở dưới đáy kết hợp với các công nghệ nấu hiện đại, giúp nhiệt được toả đều, nhanh nên nồi được gia nhiệt nhanh hơn so với nồi thông thường.

Súp nấu bằng nồi cơm điện

Nhược điểm

  • Nồi dễ quay về chế độ warm: Nồi cơm điện có thể tự động chuyển sang chế độ warm (hâm nóng) khi các nguyên liệu còn chưa mềm. Vì vậy, bạn cần theo dõi để tiếp tục nhấn nút gạt nếu nguyên liệu chưa chín.
  • Thời gian nấu cũng không rút ngắn: So với nồi thông thường, nồi cơm điện cũng mất thời gian tương tự để nấu súp mặc dù gia nhiệt nhanh hơn.
  • Cũng cần sơ chế trước trên bếp thông thường: Để nguyên liệu nhanh chín, tiết kiệm điện năng bạn cần nấu chín sơ các nguyên liệu trước khi cho vào nồi cơm điện.
  • Nhiệt độ không thay đổi được: Ở mỗi chế độ, nồi cơm điện chỉ nấu ở một mức nhiệt, không thể tăng hạ nhiệt để phù hợp với tình trạng món ăn.
  • Không nên nấu bằng nồi cơm điện ở nhiệt độ cao trong thời gian dài: Trừ một số dòng nồi hiện đại đa năng, nồi cơm điện dùng thường có chức năng chính là nấu và hâm nóng cơm. Việc nấu súp đòi hỏi mức nhiệt độ cao trong thời gian dài nên bạn phải ấn nút Cook nhiều lần, sẽ làm rơ le cảm biến nhiệt bị lờn, ảnh hưởng đến độ bền của nồi.

Khi nấu súp bằng nồi cơm điện, bạn phải ấn nút gạt nhiều lần

3.Nấu súp bằng nồi áp suất

Ưu điểm

  • Thời gian nấu nhanh: Nồi áp suất thường có công suất lớn (900W - 1100W), nhiệt lượng cao kết hợp với các công nghệ nấu nhanh nên thời gian nấu súp sẽ nhanh hơn, đặc biệt phù hợp với món súp sử dụng xương, sườn.
  • Có chế độ nấu riêng: Nồi áp suất có nhiều chế độ nấu khác nhau được cài đặt sẵn, trong đó có nấu súp. Vì vậy, bạn có thể chọn chế độ này để nấu súp một cách tiện lợi mà không cần phải đứng canh đều chỉnh nhiệt độ.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Vì thời gian nấu chín nhanh, rút ngắn lên đến 70% thời gian nấu bằng các dụng cụ khác nên nồi tiết kiệm được lượng nhiên liệu đáng kể.

Nồi áp suất có chế độ nấu súp riêng

Nhược điểm

  • Nguyên liệu dễ bị nhừ/ nát: Với một số nguyên liệu mềm như nấm, khi nấu bằng nồi áp suất sẽ dễ bị nhừ, nát.
  • Cần sơ chế trước trên bếp: Nồi áp suất được khóa kín hơi trong quá trình nấu nên tất cả nguyên liệu được cho vào một lần duy nhất trước khi đóng nắp. Vì vậy, có một số nguyên liệu bạn cần sơ chế trước khi cho vào nồi.
  • Khó quan sát trong quá trình nấu: Với thiết kế nắp nồi không trong suốt và không thể mở trong khi nấu nên bạn không thể quan sát súp khi nồi hoạt động.
  • Khó nêm nếm: Bạn cần nêm nếm trước khi nấu vì khi nồi đã hoạt động, để mở nắp được cần phải xả hết áp suất bên trong nồi nên bạn không thể nêm gia vị trong quá trình nấu.

Thành phẩm súp nấu bằng nồi áp suất

Nấu súp bằng nồi, nồi cơm điện và nồi áp suất đều có ưu nhược điểm riêng. Nếu bạn muốn nhanh và tiện lợi thì hãy dùng nồi áp suất. Hoặc bạn sử dụng nồi hay nồi cơm điện để dễ nêm nếm trong quá trình nấu cũng như tiện quan sát nhé!  

Nấu súp bằng nồi, nồi cơm điện và nồi áp suất có những ưu và nhược điểm gì?
(last modified 2022-09-16 03:27:11 )

Đời sống Xem thêm

Nấu súp bằng nồi, nồi cơm điện và nồi áp suất có những ưu và nhược điểm gì?